Chức năng
– Tham mưu cho Hiệu trưởng về việc quản lý, tổ chức thực hiện công tác đảm bảo chất lượng.
– Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác thanh tra trong phạm vi nội bộ của Trường.
Nhiệm vụ
a) Công tác đảm bảo chất lượng
– Tham mưu, giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy về công tác đảm bảo chất lượng.
– Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch đảm bảo chất lượng trong toàn Trường.
– Xây dựng các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng; tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ tự đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành.
– Hướng dẫn và hỗ trợ các đơn vị thực hiện công tác tự đánh giá và công tác đảm bảo chất lượng tại đơn vị và tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng giáo dục trong toàn Trường.
– Tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức các hội thảo, lớp bồi dưỡng, tập huấn hoặc các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.
– Xây dựng quy trình khảo sát và thiết kế hệ thống công cụ phù hợp để đánh giá chương trình đào tạo, việc giảng dạy của giảng viên, việc học tập của sinh viên, việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp; lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan về toàn bộ các hoạt động của Trường định kỳ hàng năm.
– Tổng hợp, phân tích kết quả của hoạt động tự đánh giá, phối hợp với các đơn vị trong Trường đề xuất các giải pháp cải tiến chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá; làm đầu mối trong công tác triển khai các giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục.
– Quản lý, lưu trữ hồ sơ tự đánh giá, phối hợp với các đơn vị trong Trường thường xuyên cập nhật các minh chứng theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng.
– Xây dựng và tuyên truyền về văn hóa chất lượng cũng như hiệu quả của các hoạt động đảm bảo chất lượng đến các đơn vị, cá nhân trong và ngoài trường nhằm nâng cao nhận thức về công tác đảm bảo chất lượng.
– Chủ trì thực hiện công tác công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định.
– Tổ chức lưu trữ và bảo mật cơ sở dữ liệu của Nhà trường về công tác đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng và khảo thí.
– Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu.
b) Công tác thanh tra
– Phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch thanh tra trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật.
– Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
– Làm đầu mối giúp Hiệu trưởng phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan về công tác thanh tra.
– Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
Xem thông tin chi tiết: Tại đây
Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà trường, đồng thời ghi nhận những ý kiến phản hồi từ phía người học, Nhà trường rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả sinh viên đối với các hoạt động của Nhà trường hiện nay. Ý kiến của các bạn sinh viên sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề ra những giải pháp cải tiến chất lượng phục vụ của Nhà trường trong thời gian tới.
Nhà trường tiến hành khảo sát sự hài lòng của sinh viên về các hoạt động và dịch vụ của Nhà Trường. Cụ thể như sau:
– Thời gian khảo sát: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 15/08/2022
– Đối tượng lấy ý kiến: toàn thể sinh viên đang học tập tại VTTU
– Nội dung khảo sát: Phiếu khảo sát
– Link khảo sát: khaosatchatluongdichvucuanhatruong
Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ sinh viên vui lòng liên hệ Phòng Quản lý chất lượng qua số điện thoại: 02933.953.200 hoặc qua email: mailphongqlcl@vttu.edu.vn.
Nhà trường rất mong nhận được sự hợp tác từ các bạn sinh viên.
Những tố chất phù hợp
với ngành Dược học
Theo đuổi ngành Dược học, bạn cần có hoặc phù hợp với các tố chất:
1. Bạn có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học và sinh học.
2. Bạn có tính trung thực, nhân hậu và ý thức được đạo đức trong ngành y tế.
3. Bạn cẩn thận, chính xác, chi tiết, cầu toàn và kiên nhẫn trong công việc.
4. Bạn có kỹ năng giao tiếp tốt và thích nghi nhanh chóng với các thay đổi và áp lực công việc.
5. Bạn có tác phong nhanh gọn, chuẩn mực, thực hiện các công việc đến khi hoàn thành.
6. Bạn sẵn sàng học tập trong 05 năm và liên tục học tập suốt đời để cập nhật thêm các kiến thức mới.
PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
Trường Đại học Võ Trường Toản xét tuyển ngành Dược học theo 5 phương thức:
– Phương thức 1 (xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc THPT Quốc gia): Xét tuyển đối với các thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT quốc gia) thuộc cùng một tổ hợp, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có).
– Phương thức 2 (xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp THPT/điểm học bạ): Có học lực lớp 12 loại giỏi hoặc có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên.
– Phương thức 3 (xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT/điểm học bạ): tổng điểm 3 môn xét tuyển thuộc cùng 1 tổ hợp xét tuyển, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, 3 môn xét tuyển thí sinh được đăng ký chọn một (hoặc hai) môn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT Quốc gia)* kết hợp với hai (hoặc một) môn còn lại sử dụng kết quả học tập cấp THPT (điểm học bạ)** để xét tuyển.
– Phương thức 4 (xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ): tổng điểm 3 môn xét tuyển thuộc cùng 1 tổ hợp xét tuyển, cộng với các điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, thí sinh được đăng ký chọn hai môn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (hoặc THPT Quốc gia)* kết hợp với điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển.
– Phương thức 5 (xét tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh): Thực hiện theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lưu ý:
TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản phải đạt các tiêu chí đủ điều kiện chuẩn đầu ra gồm:
KIẾN THỨC
– Vận dụng được kiến thức lý thuyết sâu, rộng và kiến thức thực tế vững chắc về các chuyên ngành cung ứng thuốc, bào chế sản xuất thuốc, đảm bảo chất lượng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý;
– Áp dụng kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị, hệ thống pháp luật và pháp luật khác liên quan đến chuyên ngành;
– Áp dụng kiến thức khoa học cơ bản, y dược học cơ sở và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải thích các nội dung liên quan chuyên ngành Dược;
– Áp dụng kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của tổ chức, cá nhân và các quy trình làm việc liên quan đến các hoạt động chuyên môn Dược.
KỸ NĂNG
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trên tinh thần học hỏi và cầu thị;
– Thể hiện được khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm dưới cường độ cao trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Thể hiện khả năng đánh giá, giám sát công việc của các cá nhân khác từ đó tự học hỏi để hoàn thiện và phát triển;
– Thể hiện được năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động;
– Sử dụng được tối thiểu 01 ngoại ngữ trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn, yêu cầu thỏa 01 trong các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
+ Có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ do Nhà trường tổ chức.
+ Có kết quả đạt các học phần Anh văn do Nhà trường tổ chức trong chương trình đào tạo.
NĂNG LỰC, MỨC ĐỘ TỰ CHỦ
VÀ TRÁCH NHIỆM
– Hình thành được năng lực nghiên cứu khoa học; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trên tinh thần học hỏi và cầu thị;
– Thể hiện được khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm dưới cường độ cao trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Thể hiện khả năng đánh giá, giám sát công việc của các cá nhân khác từ đó tự học hỏi để hoàn thiện và phát triển;
– Thể hiện được năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN THẠC SĨ (NỘI KHOA, NGOẠI KHOA, SẢN PHỤ KHOA)