1. Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
– Cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên (CBGVNV và SV) có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật và của Nhà trường về PCCC và CNCH; chấp hành lệnh điều động, yêu cầu PCCC và CNCH của Trưởng đơn vị hoặc Ban Giám hiệu.
– Tìm hiểu các văn bản quy định của Luật, pháp luật về PCCC và CNCH, bảo quản, sử dụng thành thạo các loại phương tiện PCCC và CNCH được trang bị tại Nhà trường và các kỹ năng được huấn luyện.
– Bảo đảm an toàn về PCCC và CNCH trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất nguy hiểm về cháy, nổ; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC và CNCH.
– Tham gia các hoạt động PCCC; đề xuất, kiến nghị với Ban Giám hiệu về các biện pháp bảo đảm an toàn về PCCC và CNCH.
– Ngăn chặn kịp thời các hiện tượng, nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy, triển khai phương án cứu nạn, cứu hộ; chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia các hoạt động PCCC và CNCH.
– Không tự ý đấu nối làm thay đổi hệ thống điện; không dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm điện; không để các chất dễ cháy gần ổ cắm điện và đường dây dẫn điện; không đun nấu trong phòng làm việc; không để các vật dụng, trang thiết bị cản trở việc cứu nạn, cứu hộ,…
– Trước khi rời khỏi phòng làm việc phải kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; tắt toàn bộ đèn, quạt, điều hòa nhiệt độ, máy tính, máy in, máy photocopy, các thiết bị sử dụng điện (trừ các thiết bị mạng).