Tết Trung Thu, còn được gọi là tết Trung nguyên hoặc tết Nguyên tiêu, là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian của nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nơi khác. Tết Trung thu thường diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng rực.
Tết Trung thu bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và chú Cuội trong cổ tích Việt Nam.
“Chuyện kể rằng, ngày xưa có một tiên nữ là Hằng Nga có nhan sắc xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Hằng Nga hay lẻn xuống trần gian chơi đùa với trẻ em mặc dù tiên giới cấm đoán.
Một ngày, Ngọc Hoàng tổ chức một cuộc thi làm bánh ngày rằm. Ai làm được bánh ngon, đẹp, và lạ nhất sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga quyết định xuống trần gian để tìm cách làm một loại bánh ngon, đẹp lạ tham gia cuộc thi.
Hằng Nga gặp gỡ chú Cuội, một người có tật nói dóc và đã chỉ cho Hằng Nga cách làm bánh bằng cách trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau rồi mang đi nướng. Kết quả là những chiếc bánh chế bởi chú Cuội khi được đám trẻ ăn thử thì chúng rất thích và khen rất ngon. Nhờ chú Cuội mà Hằng Nga đã thắng cuộc thi và những chiếc bánh này được gọi là “bánh trung thu”.
Lúc đó chú Cuội vì phép lạ mà cùng cây đa bị kéo lên cung trăng, Cuội bị kẹt lại ở đây nên rất nhớ nhà và luôn buồn bã. Thấy vậy, Hằng Nga đã xin Ngọc Hoàng cho chú Cuội mỗi năm được xuống trần gian một lần vào dịp rằm tháng 8 âm lịch để đoàn tụ gia đình. Hằng Nga cũng xin được hạ giới ngày đó để được vui chơi và đem bánh trung thu cho đám trẻ ăn.
Từ đó, mỗi năm vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, Hằng Nga và chú Cuội được phép xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ và đoàn tụ với gia đình. Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng tám là “tết Trung thu” và cái tên tết Đoàn viên cũng theo đó mà ra đời”.
Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.
Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đồ chơi trẻ em trong Tết trung thu là lồng đèn bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá,… Trẻ em buổi tối đêm trung thu, dắt díu nhau kéo co, bắt cái hồ khoan, rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la.
Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ…
— Sưu tầm —
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN THẠC SĨ (NỘI KHOA, NGOẠI KHOA, SẢN PHỤ KHOA)