Phản hồi tiêu cực về hiệu suất của cấp dưới là một vấn đề khó khăn mà mọi nhà quản lý phải đối mặt, đặc biệt là đối với một số nhà quản lý có tính cách ôn hòa. Trên thực tế, những phản hồi tiêu cực dù được diễn đạt một cách khéo léo đến đâu cũng không thể thay đổi được sự thật tiêu cực, nó luôn khiến người ta có xu hướng phản kháng, bực bội. Tuy nhiên, nếu bạn nhắm mắt làm ngơ trước những sai sót và vấn đề của cấp dưới, dung túng và không phản hồi trong thời gian dài thì sẽ khiến cấp dưới sai càng thêm sai, không có sự thay đổi. Lý do rất đơn giản, một nhân viên không có năng lực không biết họ thiếu sót ở đâu thì làm sao có thể cải thiện vấn đề được tốt hơn?
Để cho phép nhân viên có ý thức sửa chữa các vấn đề tại nơi làm việc trong tâm thế sẵn sàng, các nhà quản lý chỉ cần nắm một nguyên tắc trong quá trình phản hồi tiêu cực: Tập trung vào việc cải thiện công việc thay vì tập trung vào những thiếu sót của nhân viên. Các nhà quản lý có thể hiệu quả hơn nếu họ sử dụng các câu hỏi thay vì buộc tội; lắng nghe thay vì ngắt lời; thảo luận thay vì mệnh lệnh và tập trung vào cách giải quyết vấn đề hơn là đào lại chuyện cũ và trút bỏ cảm xúc của bản thân trong quá trình phản hồi.
Có một phương pháp được gọi là nguyên tắc Hamburger mà các nhà quản lý có thể thử. Đó là: Khen + chê + khen.
Khi nhà quản lý đưa ra phản hồi tiêu cực, họ sẽ không bắt đầu ngay bằng câu nói chỉ trích mà sẽ là câu khen ngợi những ưu điểm và thành tích của cấp dưới. Đầu tiên, họ tạo ra một môi trường tâm lý tốt, sau đó chỉ ra những vấn đề hay sai lầm của bên kia, cùng cấp dưới tìm cách giải quyết vấn đề và sửa chữa sai lầm. Cuối cùng, hãy khen ngợi họ.
Bởi vì phương pháp phản hồi này không chỉ là một phương tiện chỉ trích, mà trộn lẫn thông tin tiêu cực giữa hai lớp khen ngợi. Khi lời phê bình được kẹp giữa những lời khen ngợi một cách khéo léo, sẽ không khiến nhân viên bị mất mặt, gây ra tâm lý ngại ngùng xấu hổ. Vừa khen vừa chê còn làm giảm đi tính tiêu cực của lời nhận xét đi rất nhiều. Phương pháp phản hồi tiêu cực này còn được gọi là phê bình “bánh mì kẹp”. Phương thức hoạt động của nó là:
Bước 1: Khen ngợi những thành tích cụ thể và khuyến khích chân thành.
Bước 2: Xác định các hành vi cụ thể cần cải thiện.
Bước 3: Kết thúc bằng lời khẳng định và ủng hộ.
– Sưu tầm –
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN THẠC SĨ (NỘI KHOA, NGOẠI KHOA, SẢN PHỤ KHOA)