Cây nha đam là một loài cây khá phổ biến và quen thuộc với người dân Việt Nam và cả thế giới. Cây được biết đến với nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và chữa bệnh.
1/ Tên gọi, chủng loại
Tên gọi khác: Lô hội, long tu, lưu hội, long thủ,…
Tên hoa học: Oloe Vera.
Họ: Cây nha đam thuộc họ Lan nhật quang có pháp danh khoa học là Asphodelaceae.
2/ Đặc điểm sinh thái
Cây lô hội là loài cây thân thảo, sống lâu năm. Cây có lá màu xanh lục mọc sát nhau từ gốc, lá cây không có cuống. Lá có mình mũi mác dày, mọng nước, mép lá có răng cưa thô như gai nhọn.
Hoa cây nha đam có màu vàng lục hoặc hồng thường mọc ở giữa cụm lá. Hoa mọc thành chùm dài, thường nở vào mùa hè và mùa thu. Quả lúc đầu có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng.
Phân bố
Trên thế giới, cây nha đam mọc ở những vùng nhiệt đới Châu Phi, Madagasca, Ả Rập, Nam Phi, Ethiopia, Nam Á và Đông Nam Á.
Ở nước ta, cây nha đam được trồng ở hầu hết các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Đặc biệt, cây mọc nhiều ở các vùng như Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.
3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận sử dụng: Lá cây.
Thu hái: Khi cây lớn và các lá phát triển ở mức trưởng thành sẽ đem cắt lấy những lá lớn bên ngoài, những lá non bên trong vẫn giữ lại cho cây phát triển.
Chế biến: Lá cây sau khi cắt đem gọt bỏ vỏ, ép lấy chất dịch bên trong và cô khô.
Bảo quản: Để dịch nha đam trong lọ kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
4/ Thành phần hóa học
Các nhà khoa học đã sử dụng chất nhầy lấy từ lá nha đam để nghiên cứu và tìm thấy các thành phần hóa học sau:
5/ Tính vị, quy kinh
Cây nha đam có vị đắng, tính mát. Quy kinh vào các kinh can, vị, đại trường.
6/ Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu hoa học hiện đại
Cây nha đam có các tác dụng sau:
Kháng khuẩn: Dịch có trong lá nha đam có tác dụng sát khuẩn và gây tê hiệu quả, giúp làm dịu các vết thương một cách nhanh chóng. Dịch của cây nha đam thường được bào chế thành các loại thuốc trị nấm da, chàm, mụn nhọt…
Làm lành vết thương: nhóm chất Axit gama linolenic có trong cây nha đam có tác dụng làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc… hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền
Tác dụng: thanh can nhiệt, thông tiện.
Chủ trị: Can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích phong kinh phong, can nhiệt, làm giảm độc ba đậu.
7/ Liều dùng và cách dùng
Mỗi lần sử dụng 1 – 2g dược liệu nha đam để sắc nước uống hoặc hoàn tán.
8/ Bài thuốc từ cây nha đam
Trị ho có đờm
Dùng 200g nha đam gọt bỏ hết phần vỏ xanh bên ngoài rồi đem đi rửa với nước để loại bỏ bớt chất nhầy bên ngoài. Lấy nha đam vừa chuẩn bị đem đi sắc với nước uống trong ngày.
Trị ho khạc ra máu
Đem hoa nha đam 12 – 20g phơi khô rồi sắc nước uống trong ngày.
Trị nôn ra máu
Dùng hoa nha đam 20g đem sắc với rượu để uống trong ngày.
Chữa tiểu đường
Dùng lá nha đam 20g đem gọt bỏ vỏ ngoài rồi sắc với nước để uống.
Trẻ em bị cam tích
Dùng rễ nha đam khô 20g đem đi sắc nước uống mỗi ngày.
Chữa chóng mặt, đau đầu
Lấy 20g lá lô hội, 20g lá dâu, 12g hoa đại đem sắc vơi nước và chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Chữa tiêu hóa kém
Dùng nha đam 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g đem sắc nước uống 2 – 3 lần trong ngày.
Trị viêm loét tá tràng
Dùng nha đam 20g, bột nghệ 12g, cam thảo 6g đem đi sắc nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Nếu bạn có thêm triệu chứng ợ chua thì hãy thêm 10g mai mực tán bột cho vào bài thuốc trên để sử dụng.
Trị kinh bế, đau bụng kinh
Dùng nha đam 20g, rễ củ gai 20g, nghệ đen 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g đem đi sắc nước uống 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa bỏng
Đem lá nha đam gọt bỏ vỏ, cắt thành từng lát mỏng. Đem lô hội đã cắt lát đắp lên vùng da bị bỏng.
Trị mẩn ngứa, dị ứng
Dùng chất dịch có trong nha đam bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa, sau đó đem đi rửa lại bằng nước ấm 3 – 4 lần.
Chữa bệnh chàm
Nha đam tươi đem đi chiết lấy chất dịch từ lá. Dùng chất dịch này bôi lên vùng da bị chàm và để đến khi nào nó tự bong ra. Tuyệt đối không rửa hoặc dùng tay để gỡ.
Chữa viêm da
Dùng một miếng vải nhúng nước sôi và đắp vào da khoảng 5- 7 cho đỡ ngứa. Tiếp theo hãy lấy một miếng lá nha đam đắp lên da bị viêm, mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ mang lại kết quả tốt.
Chữa quai bị
Dùng lá nha đam tươi gọt bỏ vỏ rồi giã nát để đắp lên vùng da bị sưng đau. Bên cạnh đó, lấy thêm 20g lá nha đam bỏ vỏ rồi sắc với nước để uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Điều trị viêm đại tràng mãn tính
Lấy 5 lá nha đam tươi đem đi gọt bỏ vỏ ngoài và xay nhuyễn với 500ml mật ong. Uống hỗn hợp vừa xay 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 30ml.
Chữa đau nhứt do tụ máu, chấn thương
La nha đam sau khi làm sạch đem giã nát để đắp lên vị trí đau. Bên cạnh đó, xay nhỏ lá để uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Trị táo bón
Mỗi ngày lấy khoảng 20g nha đam tươi đem đi xay nhỏ với 0,5 lít nước để uống.
Trị mụn nhọt
Giã nát lá nha đam rồi đem đắp lên vị trí bị lên mụn nhọt.
Trị mụn trứng cá
Lá nha đam gọt bỏ vỏ ngoài, chiết lấy dịch nhầy bên trong lá và xoa vào vị trí bị mụn trứng cá. Mỗi ngày nên làm một lần đến khi có kết quả tốt.
Trị nám da
Dùng lá nha đam tươi đem gọt bỏ phần vỏ ngoài, lấy phần chất nhầy bên trong bôi trực tiếp lên vùng da bị nám. Sau 15 – 20 phút thì rửa lại sạch bằng nước vo gạo.
9/ Lưu ý khi sử dụng nha đam
Nha đam không nên sử dụng cho những người có tỳ vị yếu, đang đi ngoài phân lỏng và phụ nữ có thai.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về cây nha đam, nếu bạn muốn áp dụng các bài thuốc từ cây nha đam hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
— Sưu tầm —
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN THẠC SĨ (NỘI KHOA, NGOẠI KHOA, SẢN PHỤ KHOA)