Thực hiện Công văn số 3240/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường đấu tranh phòng, chống mua bán người và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7”.
Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật và thủ đoạn của tội phạm mua bán người, Trường Đại học Võ Trường Toản tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người hưởng ứng “Ngày phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2023 đến với toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên với một số nội dung cụ thể như sau:
- Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011:
– Mua bán người theo quy định tại Điều 119, Điều 120 Bộ luật hình sự.
– Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
– Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
– Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
– Môi giới để người khác thực hiện một các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
– Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
– Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
– Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
– Kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân.
– Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
– Giả mạo là nạn nhân.
– Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật Phòng, chống mua bán người.
2. Thủ đoạn tội phạm mua bán người và một số biện pháp phòng tránh