
Quản lý nhà nước
09/03/2023
Kinh doanh quốc tế
09/03/2023Luật là gì?
Luật là một ngành khoa học pháp lý nghiên cứu về pháp luật và thực tiễn pháp lý ở Việt Nam và pháp luật Quốc tế. Dưới góc độ một chuyên ngành đào tạo, ngành Luật trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật như Luật Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Quốc tế và thực tiễn pháp lý Việt Nam; đồng thời, bổ sung những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến chuyên ngành đào tạo. Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân Luật có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức chuyên môn và năng lực thực tiễn vững vàng, có khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết được các công việc có liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
MỤC TIÊU CHUNG
Đào tạo nhân lực có kiến thức cơ bản về xã hội, kinh tế và luật học; đồng thời có kiến thức chuyên sâu về pháp luật. Người học có khả năng vận dụng thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực của đời sống; thể hiện được các kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, làm việc nhóm, soạn thảo văn bản; cũng như rèn luyện lối sống, phẩm chất đạo đức tốt, luôn tuân thủ theo chủ trương của Nhà nước.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
* Kiến thức
– Vận dụng được các kiến thức cơ bản về xã hội, kinh tế và luật học.
– Vận dụng những kiến thức chuyên sâu về pháp luật hành chính, dân sự, hình sự, đủ khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn trên các lĩnh vực.
* Kỹ năng
– Thực hiện thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, áp dụng những kiến thức chuyên sâu về pháp luật hành chính, hình sự, dân sự; giải quyết các tranh chấp xảy ra trên các lĩnh vực của đời sống.
– Thể hiện được năng lực học tập, nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng tư duy một cách độc lập.
– Thể hiện khả năng áp dụng các kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp hiệu quả, đàm phán, làm việc nhóm và soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý nhằm thực nghiệm, tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề của ngành, chuyên ngành.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Thể hiện phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước, có nhân cách và kỷ cương.
– Thể hiện ý thức rèn luyện sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Thời gian và
Chương trình đào tạo
Tham khảo khung chương trình đào tạo: Tại đây
VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản sau khi tốt nghiệp ngành Luật có cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở và nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng xin được những việc làm trong ngành này như: Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên, giảng viên ngành Luật, thư ký tòa án…
Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Công an… và các cơ quan nhà nước khác từ Trung ương đến địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị – xã hội.
Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính – chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan. Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH
Tính trung bình theo vị trí làm việc, mức lương của một sinh viên ngành Luật mới ra trường có thể đạt từ 7-10 triệu/tháng hoặc cao hơn tùy năng lực.
Khi tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn và phát triển, mức lương có thể lên đến 30 triệu/tháng.
Những tố chất phù hợp
với ngành Luật
Theo đuổi ngành Luật, bạn cần có hoặc phù hợp với các tố chất:
1. Bạn là người năng động, sáng tạo, có bản lĩnh vững vàng.
2. Bạn trung thực, khách quan, cẩn thận và chính xác.
3. Bạn có tư duy phân tích, tư duy phản biện và khả năng diễn đạt tốt.
4. Bạn đam mê với nghề luật và hứng thú với các lĩnh vực cần luật pháp quản lý pháp chế như kinh tế, thương mại, hành chính, dân sự, hình sự,…
PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
Trường Đại học Võ Trường Toản xét tuyển ngành Luật theo 2 phương thức:
– Phương thức 1 (xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc THPT quốc gia): Xét tuyển đối với các thí sinh có điểm xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường Đại học Võ Trường Toản quy định.
– Phương thức 2 (xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp THPT/điểm học bạ): Điểm xét tuyển từ 18,0 điểm trở lên (tổng điểm 03 môn trong tổ hợp xét tuyển sau khi đã cộng các điểm ưu tiên).
TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản phải đạt các tiêu chí đủ điều kiện chuẩn đầu ra gồm:
KIẾN THỨC
– Nhận biết, giải thích và thể hiện khả năng hệ thống hóa kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là luật và kinh tế; biết vận dụng giải quyết các vấn đề pháp lý đặt ra trong đời sống – xã hội; nắm bắt kiến thức về lý luận chính trị, hiểu biết về pháp luật Việt Nam, an ninh quốc phòng và giáo dục thể chất.
– Diễn giải một cách có hệ thống những kiến thức tổng quát về các lĩnh vực văn hóa, lịch sử và xã hội để giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức, điều hành và quản lý.
– Nhận biết, diễn giải và vận dụng thực tế kiến thức cơ sở ngành vững chắc; nắm vững các kiến thức chuyên môn ngành đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
– Nhận biết, diễn giải các kiến thức pháp luật về lĩnh vực hành chính, hình sự, dân sự; am hiểu các kiến thức thực tiễn mang tính thời sự về hoạt động hành chính, hình sự, dân sự trong nước cũng như thế giới.
– Nghiên cứu, phân tích kiến thức lý thuyết vào công tác chuyên môn; vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào kỹ năng thực hành giải quyết các vụ án, vụ việc; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc về pháp luật.
KỸ NĂNG
– Vận dụng thành thạo các kỹ năng xử lý, soạn thảo văn bản trong quản lý, điều hành và kinh doanh; biết khai thác hiệu quả thông tin qua Internet.
– Vận dụng kiến thức về cách tổ chức nhóm cho hoạt động khoa học và thực tiễn; vận dụng phương pháp lấy thông tin và truyền tải thông tin chính xác của các kiến thức chuyên ngành đến những đối tượng khác nhau và vận dụng trong nghiên cứu khoa học.
– Thể hiện khả năng áp dụng các kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, kỹ năng viết chuyên ngành.
– Thể hiện năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự đã được đào tạo.
– Thể hiện khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường, phát hiện và giải quyết một số vấn đề phức tạp về pháp lý.
– Vận dụng kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy thực tiễn và các dạng tư duy khác (biện chứng, phân tích, phán đoán).
NĂNG LỰC, MỨC ĐỘ TỰ CHỦ
VÀ TRÁCH NHIỆM
– Thể hiện phẩm chất chính trị – đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đối với tổ chức, đơn vị.
– Thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, làm việc khoa học.
– Thể hiện ý thức rèn luyện sức khỏe tốt, phù hợp với hoạt động nghề nghiệp ngành, chuyên ngành.