
Trăng vàng yêu thương VIII
05/10/2024
Khám phá bản thân: Hành trình của Tân sinh viên tại Trường Đại học Võ Trường Toản
05/10/2024Trải qua quá trình hình thành và phát triển, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục dục và đào tạo Thực hiện Nghị quyết 77 NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ chế đào tạo, trên cơ sở nhiều năm liên tục tự chủ về kinh phí trong các hoạt động của Trường.
Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp, khó dự báo của tình hình thế giới, khu vực; các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá bằng âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, hòng tạo cớ can thiệp từ bên ngoài; những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp,… đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung, công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) cho sinh viên Nhà trường – những chủ nhân tương lai, những Bác sỹ đa khoa, Dược học, Công nghệ thông tin,… của đất nước. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng này, Trường Đại học Võ Trường Toản xác định, phải tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng GDQP&AN cho sinh viên. Trong đó, chú trọng triển khai thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên bảo đảm số lượng, chất lượng, đạt chuẩn hóa đó là yếu tố quyết định chất lượng giảng dạy môn học GDQP&AN cả trước mắt và lâu dài. Trên cơ sở Luật GDQP&AN ngày 19/6/2013, Nhà trường đã chủ động xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên. Hiện nay, giảng viên GDQP&AN Trường Đại học Võ Trường Toản có 04 giảng viên, trong đó có 03 giảng viên cơ hữu, 01 thỉnh giảng. Trình độ học vấn của các giảng viên là cử nhân, đại học và sau đại học.
Hai là, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy – học theo hướng tích cực, là môn học đặc thù nên có lý thuyết và có thực hành, vừa giáo dục chính trị tư tưởng, vừa rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, tinh thần kỷ luật và huấn luyện kỹ thuật quân sự. Vì vậy, sinh viên sau khi tiếp cận với kiến thức đòi hỏi phải biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Việc dạy học theo định hướng phát triển toàn diện năng lực thực hiện không chỉ chú ý đến việc tích cực hoá người học về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện cho họ những năng lực giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn, những tình huống nghề nghiệp. Tổ chức các hoạt động giảng dạy luôn luôn đổi mới, phong phú, đa dạng tạo kích thích hứng thú cho sinh viên.
Đồng thời, yêu cầu đội ngũ giảng viên biên soạn giáo án điện tử, các bài giảng đều được minh họa bằng âm thanh, hình ảnh, phim tư liệu về các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, hoạt động quốc phòng, an ninh của các địa phương,… nhằm thu hút, lôi cuốn học sinh, sinh viên. Bộ môn GDTC&QPAN tổ chức thông qua bài giảng, giảng thử, kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp. Quá trình lên lớp, giảng viên chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại; khắc phục dứt điểm việc truyền thụ một chiều, tăng cường gợi ý, hướng dẫn, trao đổi, thảo luận. Giảng viên giữ vai trò định hướng, tổng hợp, giải đáp những vướng mắc, phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, để rèn luyện kỹ năng quân sự, Khoa GDQP&AN chú trọng huấn luyện thực hành, duy trì huấn luyện theo quy trình 03 bước (làm nhanh, làm chậm có phân tích, làm tổng hợp) để học sinh, sinh viên nắm được yếu lĩnh, động tác cơ bản, làm cơ sở cho việc luyện tập, phối hợp hiệp đồng trong tiểu đội, trung đội, đại đội, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện. Giảng viên kiểm tra bắn súng tiểu liên AK trên hệ thống Máy bắn tập MBT-03SH.
Ba là, tăng cường công tác quản lý, rèn luyện sinh viên, gắn học đi đôi với rèn. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa sau giờ học tập. Đây là nội dung thiết thực, tạo môi trường quân sự để sinh viên rèn luyện, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng GDQP&AN của Bộ môn. Theo đó, khi sinh viên đến học tập trung, Khoa GDQP&AN chủ động bố trí, sắp xếp biên chế thành các tiểu đội, trung đội, đại đội; trong đó, cán bộ đại đội do giảng viên GDQP&AN đảm nhiệm; cán bộ trung đội trưởng, tiểu đội trưởng được lựa chọn từ những sinh viên có năng lực quản lý, chỉ huy kiêm nhiệm. Khoa GDQP&AN thực hiện quản lý theo phân cấp, duy trì nghiêm chế độ Trực chỉ huy, trực ban, các chế độ trong ngày, trong tuần, đưa hoạt động của sinh viên gần giống như môi trường quân sự. Đội ngũ cán bộ quản lý thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, tình cảm, sức khỏe của sinh viên để có biện pháp quản lý, động viên và tổ chức huấn luyện phù hợp.

Bốn là, chú trọng bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy – học. Những năm qua, Nhà trường đã đầu tư mua sắm nhiều vật chất, trang thiết bị dạy học môn GDQP&AN. Đồng thời nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng tham mưu nên đã bảo đảm tương đối đồng bộ vũ khí, trang bị, mô hình, đồ dùng huấn luyện, phòng học chuyên dùng, trang phục,… phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập. Nhà trường còn đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động bãi tập chiến thuật phục vụ công tác day – học của giảng viên, sinh viên.
Những năm tới, lưu lượng sinh viên tiếp tục tăng, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Nhà trường tăng cường đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất hiện có, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật mới, hiện đại phục vụ dạy và học. Góp phần hun đúc lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm thế hệ trẻ của Nhà trường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới./.
– Nguyễn Minh Sáng – Khoa GDQP&AN, Trường Đại học Võ Trường Toản –