
Phương pháp giảng dạy vừa học vừa chơi
05/10/2024
Tìm hiểu tâm lý học sinh tiểu học
05/10/2024Ngày nay, đối với bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào trong xã hội, tầm quan trọng của tiếng Anh cũng là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, làm thế nào để thích học tiếng Anh? Tại sao bạn không thể duy trì động lực tiếng Anh? Trong bài viết này sẽ giải đáp cụ thể các nội dung trên, đồng thời sẽ đưa ra các giải pháp hiệu quả giúp bạn tự tin hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức ngôn ngữ.
II. Tại sao bạn không thể duy trì được việc học tiếng Anh?
1. Thiếu thời gian
Trong cuộc sống hiện đại, công việc và những trách nhiệm gia đình ngày càng đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng, khiến việc sắp xếp lịch học trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thách thức trong việc cân đối giữa thời gian làm việc, thời gian chăm sóc gia đình và thời gian dành cho việc học tiếng Anh là một vấn đề phổ biến. Việc này khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và không có đủ năng lượng để học tiếng Anh sau một ngày làm việc căng thẳng.
2. Không có đam mê học tiếng Anh
Môi trường làm việc ít sử dụng tiếng Anh thường làm cho người học đánh mất động lực học tiếng Anh và đam mê học tập. Do không thấy ứng dụng thực tế của tiếng Anh trong công việc hàng ngày, nhiều người mất dần sự hứng thú và động lực. Ngoài ra, việc thường xuyên so sánh với người khác khiến người học tự ti về khả năng của mình, từ đó cũng đánh động lực học tiếng Anh. Cảm giác chán nản khi gặp khó khăn trong quá trình học cũng là một nguyên nhân khác khiến người học mất đi động lực.
3. Không đề ra kế hoạch và mục tiêu học cụ thể
Nhiều người cũng không xác định rõ mục tiêu học tập và không đề ra được kế hoạch cụ thể nên trở nên thiếu động lực và lạc hướng trong quá trình học tiếng Anh. Thiếu mục tiêu cụ thể cũng có thể làm cho người học mất đi động lực và không biết bắt đầu từ đâu.
4. Chưa có phương pháp học phù hợp
Việc sử dụng phương pháp học truyền thống, không hiệu quả và không phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của người học cũng là một nguyên nhân khác khiến người đi làm mất đi động lực và hứng thú với việc học tiếng Anh. Khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu và phương pháp học phù hợp cũng có thể khiến người học cảm thấy bất lực và không biết làm thế nào để tiếp tục duy trì “lửa” trong quá trình học tiếng Anh.
5. Thiếu môi trường học tập
Thiếu cơ hội và môi trường luyện tập tiếng Anh trong thực tế cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến người học mất đi động lực và hứng thú khi học tiếng Anh. Ảnh hưởng bởi những người xung quanh không có hứng thú với tiếng Anh cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần học của người đi làm.
6. Tâm lý
Cảm giác e ngại mắc lỗi và sợ hãi khi giao tiếp tiếng Anh cũng có thể làm mất đi động lực và hứng thú của người học. Tự ti về khả năng ngôn ngữ của bản thân và quá tập trung vào việc đạt điểm cao trong các kỳ thi tiếng Anh cũng có thể làm mất đi động lực và hứng thú của người học.
II. Cách tạo động lực học tiếng Anh hiệu quả cho người đi làm
1. Xác định mục tiêu rõ ràng và lập kế hoạch học tập hiệu quả
Xác định mục tiêu rõ ràng là một trong những phương pháp duy trì và có động lực học tiếng Anh hiệu quả nhất. Hãy đề ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để có một kế hoạch cụ thể và định hướng rõ ràng cho quá trình học của mình.
2. Tìm kiếm môi trường học tập
Ứng dụng các cách đơn giản nhưng hiệu quả để tạo ra một môi trường học tập tiếng Anh xung quanh bạn. Như thế, bạn sẽ tiếp xúc với tiếng Anh hàng ngày và dần dần làm quen với việc sử dụng ngôn ngữ này trong cuộc sống hàng ngày của mình, từ đó nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và có một môi trường học tập tự nhiên và liên tục.
3. Ghi nhận sự tiến bộ của bản thân
Khi bạn đặt ra mục tiêu và hoàn thành, một phần thưởng nhỏ sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng với thành quả đã đạt được và tiếp tục duy trì động lực học tập. Ví dụ, sau khi hoàn thành một khóa học tiếng Anh trực tuyến, bạn có thể tự thưởng cho mình một cuốn sách tiếng Anh về chủ đề bạn quan tâm để đọc và thư giãn.
4. Biến việc học tiếng Anh trở nên thú vị và tìm kiếm nguồn cảm hứng
Hãy kết hợp việc học tiếng Anh với những sở thích hằng ngày, ưu tiên học các từ vựng thuộc các chủ đề yêu thích. Hãy học một cách nhẹ nhàng, vừa học vừa thư giãn qua việc đọc sách , nghe nhạc , xem phim bằng tiếng Anh. Hãy tiếp thu kiến thức tiếng Anh vì bạn thích và cần chứ không phải là điều bắt buộc hay gượng ép.
5. Luôn giữ tâm lý thoải mái
Một nguyên tắc cần nhớ đó là đừng bao giờ so sánh bản thân với người khác là một yếu tố quan trọng giúp bạn giữ được tâm lý thoải mái. Mỗi người có điểm mạnh và điểm yếu riêng, và việc so sánh bản thân với người khác sẽ chỉ tạo ra những áp lực không cần thiết và làm mất đi niềm tin vào chính bạn. Thay vì so sánh, hãy lắng nghe bản thân và tập trung vào việc phát triển kỹ năng của bản thân để tiến bộ mỗi ngày.
Ngoài ra, hãy tập trung tạo môi trường, tâm lý học tập thoải mái và cải thiện bản thân. Thay vì lo lắng về những điều bạn chưa đạt được, hãy tập trung vào những bước nhỏ mà bạn có thể thực hiện để tiến gần hơn đến mục tiêu của mình. Đặt ra mục tiêu cụ thể và thực hiện các hành động hằng ngày để đạt được chúng sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin, hiểu tại sao thích học tiếng Anh và hạnh phúc trong quá trình học tập.
– Trung tâm Nghiên cứu và Hợp tác quốc tế –