Quyết định Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác xây dựng văn hoá học đường của ngành Giáo dục
09/01/2023
Thông báo thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tốt nghiệp năm 2023
09/01/2023
Hơn 35 năm tận tụy với nghề, BS.CKII Nguyễn Văn Út vừa chữa bệnh cứu người, vừa dành thời gian nghiên cứu sáng tạo những thiết bị hữu ích để phục vụ cho việc khám, chữa trị cho bệnh nhân.
BS.CKII Nguyễn Văn Út, hiện là Giám đốc Điều hành Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản, Phó Trưởng Khoa Y Trường Đại học Võ Trường Toản khiến đồng nghiệp và nhiều người phải ngưỡng mộ vì những sáng kiến và sáng chế ra những thiết bị có tính ứng dụng cao tại đơn vị giúp gia tăng năng suất công việc, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại đơn vị.
Là “tay ngang” trong lĩnh vực kỹ thuật nhưng bằng đam mê, sáng tạo và lòng yêu nghề, BS.CKII Nguyễn Văn Út đã mày mò, nghiên cứu để cho ra đời nhiều sản phẩm, thiết bị hữu ích trong ngành y và truyền cảm hứng sáng tạo cho đồng nghiệp.
Trong suốt chặn đường làm nghề, Bác sĩ Út cùng các cộng sự được biết đến là “cha đẻ” của nhiều sản phẩm phục vụ đắc lực cho công tác phòng chống dịch như: Máy rửa tay có hệ thống cảm biến tự động, Tủ khử khuẩn tiền bằng tia cực tím và Ozone, buồng xét nghiệm SARS-CoV-2, hệ thống khử khuẩn tự động cho nhà vệ sinh.
Trong quá trình công tác, Bác sĩ Út đã thực hiện nhiều nghiên cứu, nhiều sáng tạo, mỗi sản phẩm đều có giá trị riêng, quan trọng nhất là giúp được cho người bệnh, truyền đạt được cho thế hệ sau; trong số ấy, Bác tâm đắc về thiết bị tháo lồng ruột bằng hơi và phương pháp khâu điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em với kim tự chế mà trước đây Bác là người thực hiện tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang và hiện tại đang thực hiện tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản. Hiện trên thị trường có nhiều thiết bị bơm hơi, tháo lồng ruột nhưng không có sản phẩm nào có hệ thống đo và điều chỉnh lưu lượng theo ý muốn. Từ thực tế này, BS.CKII Nguyễn Văn Út đã sáng chế “Thiết bị tháo lồng ruột bằng hơi” để điều chỉnh được lưu lượng bơm vào, lẫn áp lực muốn tháo, tạo sự an toàn cho bé. Với thiết bị mới sáng chế, áp lực thấp hơn các máy khác nhưng cho kết quả tốt, không xảy ra tai biến vỡ ruột. Về góc độ kinh tế “Thiết bị tháo lồng ruột bằng hơi” có giá khoảng 20 triệu đồng, còn giá thị trường lên đến 200 triệu đồng. Tất cả các sản phẩm Bác làm ra hiện tại đều được chuyển giao cho các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh để phục vụ công tác khám chữa bệnh, hiện tại Bác vẫn chưa có ý định thương mại hóa trên các sản phẩm này.
Khó có thể kể hết câu chuyện về Bác sĩ Út, vị bác sĩ giàu sáng tạo và đam mê với nghề trên mảnh đất nghĩa tình Hậu Giang. Dù dịch bệnh đã qua, nhưng Bác vẫn đang ngày đêm nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm, những công trình, sáng kiến để giúp ích cho công việc và cộng đồng, một công việc thầm lặng mà thanh cao.
Nói về việc chọn Trường Đại học Võ Trường Toản là nơi đồng hành cùng trong những chặng đường sắp tới, Bác trải lòng “Bác cũng đã lớn tuổi, đã cống hiến hết sức mình cho nền Y học Tỉnh nhà, cũng đã đến lúc bác lùi về cho các tài năng trẻ phát triển.
Đối với Bác, việc phát triển cống hiến cho nền Y học là không ngừng nghỉ cho dù khó khăn, vất vả, Trường Đại học Võ Trường Toản là trường đại học duy nhất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang vừa đào tạo Bác sĩ đa khoa, vừa có bệnh viện phục vụ khám chữa bệnh cho người dân trong tỉnh và khu vực lân cận, vì vậy Bác đã chọn Trường Đại học Võ Trường Toản và Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản. Một nơi mà Bác có thể vừa giúp ích cho người bệnh, vừa ươm mầm những bác sĩ trẻ tương lai”.
